Chân dung Doanh nhân -Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nhơn Người có biệt danh “Người chiến binh thầm lặng”

Tên tuổi của Doanh nhân -Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nhơn được lan tỏa trong cộng đồng bởi sự nghiêm túc và tri thức. Với bề dày thành tích và uy tín sẵn có, người đàn ông ấy dù đã bước qua ngưỡng “thất thập cổ lai hy” nhưng tâm hồn còn thanh xuân lắm. Điều đáng trân trọng là trái tim của chàng học sinh Petrus Ký ngày nào đến nay vẫn luôn chan chứa tình yêu dành cho cộng đồng, xã hội và thơ văn.




Ông sinh ra trong một gia đình giàu có ở Sài Gòn vào giữa thế kỷ 20, được nuôi dạy chu đáo với kỳ vọng sẽ trở thành một thương gia nối nghiệp gia đình. Năm 13 tuổi, ông đã thi đỗ vào ngôi trường dành cho những tài năng của Sài Gòn bấy giờ, là trường Trung học Petrus Ký, thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, Hán văn và cũng là nhà thơ trẻ được biết đến với bút danh Thanh Phong.

Năm 21 tuổi, ông là một doanh nhân thành đạt và 25 tuổi ông đã sở hữu 1 ngôi Biệt thự ở quận 9 (nay là quận 2) và 3 chiếc xe hơi hiệu Renaul (của Pháp), Vauxall (của Anh) và Honda (của Nhật).

Sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975), thạc sĩ Nguyễn Hữu Nhơn tiếp tục tham gia đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng khác nhau như: Cán bộ của Sở Vật tư Tp. HCM (sau này là Công ty Vật tư tổng hợp Tp. HCM). Sau đó, ông được phân công giữ các vị trí quản lý cải tạo Công Thương nghiệp, Đoàn làm phim trong và nước ngoài thuộc Liên Hiệp các Xí nghiệp Điện ảnh & Băng từ Tp. HCM, Trưởng trạm kinh doanh XNK (BADACO), Phó Tổng  Giám đốc Fookming Joint Venture Company LTD, Giám đốc Festival Inco Restaurant Hotel thuộc INCOMEX SAIGON (Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), Đại biểu Hội đồng Nhân dân quận 1, Trưởng phòng Công tác Nhân đạo (Viện Đào tạo Phát triển Giáo dục và Hợp tác Quốc tế), Trưởng phòng Tư vấn Giáo dục Chi nhánh Trung tâm Phát triển Giáo dục Thường xuyên tại Tp. HCM, V.v... .




Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nhơn từng được Ủy ban nhân dân TPHCM 3 lần  trao tặng bằng khen về “Thành tích xuất sắc trong công tác xã hội nhân đạo”, được nhiều kỷ niệm chương và bằng khen của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ TPHCM, nhiều giấy khen của các cấp các ban ngành, nhiều năm liền được tuyên dương “Người tốt việc tốt”… Không chỉ có thế, thạc sĩ Nguyễn Hữu Nhơn còn là Cố vấn văn hóa xã hội Trung tâm UNESCO – Văn hóa và Thông tin truyền thông, Cố vấn đoàn thầy thuốc tình nguyện của Hội Chữ thập đỏ TPHCM, nhiều tổ chức ban ngành y tế, Chánh Hội trưởng Nam thành thánh thất (Cao Đài) và Trưởng ban điều hành Phòng khám từ thiện Nam Thành Thánh Thất…









Sống thật bằng tấm lòng nhân ái, bao dung của mình, thạc sĩ Nguyễn Hữu Nhơn đã đem đến cho cộng đồng những đóng góp to lớn, hết mình vì lợi ích chung của xã hội, cống hiến cho lý tưởng và mục tiêu mà mình đã đặt ra cho dù ở vị trí nào đi chăng nữa, ông đều mong mình sẽ góp được công sức cho mục tiêu xây dựng nên một Việt Nam giàu mạnh.

Trong năm 2020 với bao sự kiện dù lớn hay nhỏ, dù công hay của ông cũng đều tham gia chung tay giúp đỡ cùng mọi người với những chương trình thiện nguyện mà anh em nghệ sỹ tổ chức, quyên góp nhằm hướng về Miền Trung : với các chương trình như: Vì biển đảo xanh tổ quốc, Chia sẽ Yêu thương lần 7, Tấm lòng nguời nghệ sỹ Hướng về Miền Trung * Trái tim nhân ái, Bao la tình người, Vòng tay yêu thương, Nghĩa tình Miền Trung, Thương lắm miền Trung ơi, chuyến xe Miền Trung, và đặc biệt là tại Sân khấu Trịnh Kim Chi với những chương trình Đêm nhạc hướng về Miền trung, Thương lắm Miền Trung... , và chương trình tại Sân Khấu Minh Báo Vòng Tay Nhân ái. Với tấm lòng nhân ái ông còn được mọi người biết đến biệt danh “Người chiến binh thầm lặng” bởi trên những nẻo đường, dù bất kỳ nơi nào ông cũng sẵn sàng dang tay giúp đỡ những mãnh đởi cơ nhỡ, khó khăn. Gần đây nhất, ông đã hết mình giúp đỡ với vị trí Hội đồng Cố vấn - Việt Nam cho chương trình Tôn vinh Doanh nhân Doanh nghiệp - Đại sứ - Model Vietnam (Kết nối giữa Việt Nam- Hàn Quốc).







Trong cuộc đời bôn ba gần ba phần tư thế kỷ, thạc sĩ Nguyễn Hữu Nhơn đã gặt hai nhiều thành tích đáng tự hào, mà bản thân ông luôn hài lòng và tâm đắc: Đầu tiên là việc sáng lập và điều hành Phòng khám bệnh Nhân Đạo hoạt động hơn một phần tư thế kỷ để phụng sự an sinh xã hội; thứ hai là việc ông tự thiết kế, tổ chức, đầu tư tài chính và xây dựng mới một Ngôi Di Tich Lịch Sử Đầu Tiên của Đạo Cao Đài – một đạo chánh pháp của người Việt Nam tại một quận lớn nhất nước (Quận 1, TP.HCM), đến nay thánh thất đã tròn 12 năm tuổi lưu truyền sử sách. Điều làm ông xúc động hơn cả khi bản thân có khoảng 100 người con nuôi là sinh viên có trình độ từ cao đẳng, đại học, cao học, thậm chí tiến sĩ; còn điều đặc biệt khiến ông toại nguyện là đã sở hữu một nhà hàng chay. Tuy nhiên, ông còn tiếc nuối khi chưa có được hậu duệ trung thành, trí tuệ và đạo đức để được ông trao truyền kinh nghiệm sống về nhiều phương diện, “nếu có thì mình và các em cháu không được hữu duyên tiếp tục đế gần gũi”, ông tâm sự.









Đặng Hải