Khi các yếu tố đầu vào quyết định năng suất cây cà phê

Mục tiêu của bài viết là làm rõ ảnh hưởng của yếu tố đầu vào đến năng suất cây cà phê từ thực tế trên địa bàn huyện Di Linh. Từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển cây cà phê bền vững. 


Thạc sĩ Võ Văn Thịnh, tác giả luận án khoa học

Cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản đem lại kim ngạch xuất khẩu chính của Việt Nam. Tuy nhiên, đây là mặt hàng khá nhạy cảm trên thị trường, giá cả dễ biến động, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nông dân và kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này. 


Tại tỉnh Lâm Đồng, cà phê là một trong những cây trồng chủ lực, đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Diện tích cà phê của tỉnh Lâm Đồng hiện nay có khoảng 175,282.2 ha, tổng diện tích cà phê cho sản phẩm là 164,013.9 ha, sản lượng hơn 440.000 tấn/năm. 


Di Linh là một huyện có diện tích sản xuất cà phê đứng đầu của tỉnh Lâm Đồng.  Những năm gần đây giá cả cà phê có khi xuống thấp nhưng nông dân Di Linh vẫn “bám chặt” vào loại cây trồng này. Thay vì lựa chọn chặt bỏ, chuyển đổi như một số nơi, huyện Di Linh đã có những giải pháp để giải quyết các yếu tố đầu vào, nâng cao kỹ thuật hướng đến phát triển cây cà phê bền vững, xây dựng vùng chuyên canh cà phê năng suất, chất lượng. 

Cơ sở lý thuyết 

Di Linh là vùng sản xuất chuyên canh cà phê đứng đầu tỉnh Lâm Đồng. Sản lượng cà phê trên mang lại doanh thu hơn 5.100 tỷ đồng trong khu vực nông nghiệp của địa phương này.

Những năm gần đây, tuy sản phẩm cà phê có gặp nhiều khó khăn nhưng diện tích cà phê trồng mới vẫn tiếp tục được mở rộng. Theo số liệu mới nhất tính đến 3/2018 của địa phương này, tổng diện tích cây cà phê trong toàn huyện là: 41.718 ha chiếm gần 66% đất nông nghiệp. 

Tuy nhiên, việc quản lý vườn cà phê chưa tốt dẫn tới đầu tư không hợp lý, sản xuất cà phê với giá thành cao song chất lượng cà phê nhân vẫn thấp. Việc lạm dụng nhiều phân bón vô cơ, chưa cân đối hàm lượng các thành phần khác nhau đối với từng loại đất cũng làm tăng giá thành đầu vào song năng suất, chất lượng cà phê vẫn không được cải thiện. Bên cạnh đó việc những năm gần đây, khi giá cả phân bón, nhân công đã tăng 25 – 30% so với năm trước, trong khi đó giá đầu ra cà phê biến động, phụ thuộc vào giá cả thế giới càng gây nhiều khó khăn cho nông dân. Bởi vậy việc tính toán các yếu tố đầu vào bao gồm vốn, lao động, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu… là vấn đề ưu tiên hàng đầu để người trồng cà phê không bị thua lỗ.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu ở 5 xã trồng cà phê tập trung tại huyện Di Linh gồm: Thị Trấn Di Linh, Xã Tân Châu, Tân Nghĩa, Đinh Lạc, Gung Ré. Tiến hành điều tra 300 hộ phương pháp chọn mẫu theo hình thức chọn mẫu điển hình gắn với 3 quy mô lớn, vừa, nhỏ. 

Các số liệu về diện tích, năng suất và sản lượng cà phê của huyện, xã qua các nă được thu thập từ các cơ quan chuyên môn của Sở NN&PTNT, UBND huyện,  các xã và phỏng vấn trực tiếp các nông hộ. Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để phân loại các hộ trồng cà phê Robusta theo quy mô. Xem xét sự ảnh hưởng của sử dụng các yếu tố đầu vào đến năng suất cà phê Robusta của từng nhóm hộ thông qua phương pháp thống kê kinh tế, hoạch toán kinh tế và phương pháp so sánh để phân tích mức độ biến động các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây cà phê qua các năm, nêu lên được những khó khăn, thuận lợi để từ đó có căn cứ đề xuất giải pháp có cơ sở khoa học. 

Giá trị sản xuất GO (Gross output) là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ tạo ra trong một thời gian nhất định thường là một năm. Đối với các hộ sản xuất cà phê là toàn bộ giá trị sản phẩm thu được trong một năm.

Q là khối lượng sản phẩm 

P là đơn giá sản phẩm

- Tổng chi phí sản xuất TC là toàn bộ chi phí cố định và biến đổi đầu tư trong một thời kỳ nhất định thường là 1 năm.

TC = FC + VC

+ Chi phí biến đổi VC là những khoản chi phí thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của sản phẩm. 

+ Chi phí cố định FC là những khoản chi phí thay đổi về tổng số cho dù có sự thay đổi về hoạt động sản xuất kinh doanh trong một quy mô sản xuất nhất định.

* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê: 

+ Giá trị sản xuất/lao động

+ Giá trị sản xuất/nhân khẩu

+ Giá trị sản xuất/ha

+ Thu nhập/ha

+ Thu nhập/lao động

Kết quả nghiên cứu 

- Sử dụng đất đai cho sản xuất cà phê


Toàn bộ diện tích trồng cà phê thuộc hộ quản lý, chiếm 27,6% tổng diện tích tự nhiên của Huyện (năm 2019), trong đó 95% diện tích cà phê là trồng thâm canh, trồng xen canh dưới 5%. Trong 3 năm gần đây, xu hướng trồng thâm canh cà phê có xu hướng giảm do hoạt động sản xuất kinh doanh cà phê có nhiều biến động.

-  Quy mô sản xuất của các hộ qua các năm


Các hộ quy mô nhỏ có xu hướng giảm, các hộ quy mô lớn có xu hướng tăng thêm. Với quy mô sản xuất nhỏ ảnh hưởng đến đầu tư, sử dụng hiệu quả nguồn lực và biện pháp tăng năng suất.

- Sử dụng lao động cho sản xuất cà phê


Lao động tham gia sản xuất cà phê trên địa bàn huyện hàng năm gần 130 ngàn người, chủ yếu là lao động thường xuyên, là thành viên của hộ gia đình. Ngoài ra, do yêu cầu sản xuất nên các hộ có thuê thêm lao động thời vụ, chủ yếu phục vụ khâu chăm sóc và thu hoạch sản phẩm, nhưng số lượng lao động không nhiều.  Về trình độ của chủ hộ cho thấy, các chủ hộ  chủ yếu mới có trình độ phổ thông, từ đó cũng ảnh hưởng đến việc điền hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Sử dụng giống 


 Hơn 70% số hộ đã chọn lọc giống cà phê và trên 71% số hộ được khảo sát mua giống tại các Trung tâm giống có uy tín. Đây là yếu tố làm cho chất lượng, năng suất sản phẩm cà phê trồng tại huyện Di Linh được cải thiện và được thị trường tin tưởng. Về cơ cấu giống cà phê qua 3 năm cho thấy, các hộ trồng đa dạng loại giống cà phê, đây là do quyết định chọn giống của chủ hộ. Tuy nhiên, có 3 loại giống được các hộ sử dụng nhiều à TS5, TS1, TR4, đây là loại giống được đánh giá phù hợp với điều kiện tự nhiên và cho năng suất cao.

- Sử dụng phân bón 


- Nước tưới và cây che bóng 


Nguồn nước tưới sử dụng từ ao, hồ chiếm 19%, giếng khoan đào chiếm 11% và chủ yếu từ suối và hồ thủy diện chiếm trên 70%. Đây là một lợi thế của hộ sản xuất vì tận dụng được nguồn nước từ suối và hồ thủy điện sẽ tiết kiệm chi phí trong khâu tưới nước.

Về cây che bóng là một biện pháp kỹ thuật quan trọng trong sản xuất cà phê vì cà phê không phải cây ưa sáng, bên cạnh đó các cây che bóng góp phần hạn chế bốc hơn nước bề mặt, để tiết kiệm chi phí tưới nước. Các hộ sản xuất cà phê lựa chọn 1 số mô hình che bóng là trồng xen cây thân gỗ, cây thảm thực vật và trồng xen cây ăn quả. Nhiều mô hình trồng xen cây ăn quả, cây đa mục đích đã xuất hiện trên địa bàn.

Hiệu quả kinh tế giữa trồng cà phê thuần loài với mô hình đa dạng hóa thể hiện trên Bảng 3.15.

Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng cà phê


Một số giải pháp trên cơ sở thực tiễn kinh nghiệm từ vùng cà phê Di Linh

- Giải pháp về vốn đầu tư

Thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trên địa bàn. Để tăng nguồn vốn này địa phương có các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất cà phê, đặc biệt tham gia vào những khâu mà hộ nông dân thực hiện không có hiệu quả, hoặc không đủ điều kiện tham gia.- Tạo điều kiện để các nhà đầu tư kinh doanh có lãi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Huy động nguồn vốn huy động trong dân để cùng đầu tư nâng cao năng suất thông qua việc khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo môi trường tài chính tin cậy; củng cố, mở rộng hệ hống quỹ tính dụng nhân dân nhằm cùng với hệ thống ngân hàng huy động tốt vốn nhà rỗi trong dân; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, các hình thức tạo vốn, huy động tiền vay, mở rộng các nguồn thu; thực hiện xã hội hóa một số lĩnh vực, khuyến khích nhân dân tham gia các hoạt động phát triển hạ tầng (điện, đường, trường, trạm xá…) theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Thông qua hệ thống ngân hàng, nhà nước cung cấp đủ vốn tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu khi vụ thu hoạch đến với lãi suất ưu đãi để đảm bảo thu mua hết sản phẩm cho nông dân, tránh hiện tượng nông dân bị ép giá thua thiệt.

-Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Cải thiện chất lượng giống thông qua việc xây dựng 1 trung tâm, trạm giống có năng suất, chất lượng cao để phục vụ trồng mới, cải  tạo vườn cây già cỗi, lựa chọn xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất bền. Cần huy động các nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu thực hiện nghiên cứu tạo giống cho năng suất cao. Tuyên truyền, phổ biến và có biện pháp áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn cà phê bền vững đến với người dân; trong đó, lấy công tác khuyến nông, khuyến công, xây dựng mô hình, để từ đó nhân ra diện rộng. Thực hiện cải tạo vườn cây, tuyển chọn giống phù hợp với điều kiện sinh thái, cho năng suất cao, chất lượng tốt; chú trọng việc tạo giống vô tính để hạn chế thoái hoá giống. Hình thành những trung tâm giống và dịch vụ kỹ thuật cao để cung cấp đầy đủ giống tốt và dịch vụ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cho người trồng cà phê.

Khuyến khích người dân sản xuất, kinh doanh cà phê đảm bảo tính bền vững. Coi trọng và tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi sinh. Sử dụng cao độ tàn dư thực vật, các phế thải trong nông nghiệp. Sản xuất chất hữu cơ tại chỗ như trông xen cây đậu đỗ, phân xanh ở trong và xung quanh lô. Giảm lượng phân bón hoá học, bón đúng cách để giảm tổn thất, tránh làm cho môi trường bị ô nhiễm. Sử dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), hạn chế đến mức tối thiểu việc dùng thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại trên đồng ruộng.

Tăng cường cây che bóng trong vườn cà phê có tác dụng điều hoà khí hậu, giảm lượng nước tưới trong mùa khô, tái lập sự cân bằng tự nhiên và điều tiết được năng suất cây trồng chính. Ngoài ra, cây che bóng còn có tác dụng nâng cao chất lượng cà phê, vì cà phê thích hợp với ánh sáng tán xạ. Để xây dựng hệ thống cây che bóng, giải pháp mang tính khả thi là chọn cây đa tác dụng, vừa có sản phẩm thu hoạch, vừa che bóng, cho phép khai thác hợp lý đất đai và không gian, rải vụ thu hoạch. Các nghiên cứu về mô hình trồng xen canh cho hiệu quả cao cần phổ biến rộng rãi cho người dân thực hiện.

Chấn chỉnh khâu thu hoạch, tuyệt đối không thu hoạch quả xanh. Việc thu hoạch quả xanh không những làm giảm chất lượng mà còn gây thất thu nghiêm trọng về sản lượng. Đầu tư cho công đoạn chế biến phơi sấy. Thu hoạch cà phê vào mùa nắng, có thể lợi dụng ánh nắng mặt trời để phơi sấy. Một kỹ thuật mới được áp dụng có hiệu quả ở nhiều nơi là sử dụng tấm plastic trong suốt, căng thành hình mái nhà. Tấm plastic tạo hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ bên trong tăng cao tạo điều kiện cho sản phẩm mau khô hơn và tiết kiệm được diện tích sân phơi.

Tạo mối liên kết từ các hộ nông dân riêng lẻ, manh mún, các hộ có trang trại cà phê, liên kết hình thành các nhóm hộ, các câu lạc bộ và các hợp tác xã. Hình thành các hợp tác xã chuyên ngành cà phê, gồm những người cùng sản xuất ra sản phẩm cà phê. Đây là hợp tác xã kiểu mới giúp nông dân chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá sản xuất, tiếp cận và tham gia thị trường.

Hướng dẫn các hộ nông dân cải thiện chất lượng các vườn cà phê theo hướng: thay những cây cà phê có tình trạng xấu, năng suất thấp và phục hồi, trẻ hoá vườn cà phê đã bước sang cuối thời kỳ kinh doanh; xây dựng các vườn chồi hoặc cung ứng các giống cà phê hạt to, chất lượng và cho năng suất cao. Cần khuyến khích các hộ kết hợp chăn nuôi và tự sản xuất phân chuồng hay phân hữu cơ. Có thể liên kết giữa các hộ gia đình chăn nuôi và sản xuất cà phê hay có thể khuyến khích hình thành doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân hữu cơ trên địa bàn tập trung sản xuất cây cà phê sẽ bảo đảm hiệu quả và nguồn cung ứng .

Hoàn chỉnh vùng quy hoạch sản xuất cà phê tập trung nhằm có chính sách đầu tư về cơ sở hạ tầng tốt hơn nhất là thủy lợi, từ đó góp phần tăng năng suất. Điều này còn cho phép quản lý thực hiện quy hoạch tốt hơn.  Thông qua chương trình khuyến nông và các chương trình mục tiêu khác có liên quan, hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và các quy chuẩn về trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến cà phê; đồng thời khuyến cáo các hộ trồng cà phê bón phân hoá học kết hợp phân hữu cơ, phân vi sinh, phân bón lá, cung cấp đầy đủ trung vi lượng cho vườn cà phê; sử dụng cao độ tàn dư thực vật, các phế thải nông nghiệp; sản xuất hữu cơ tại chỗ như: trồng xen cây đậu đỗ, ủ phân xanh ở trong và xung quanh lô cà phê; giảm lượng phân bón hoá học, bón đúng cách để giảm tổn thất, tránh làm cho môi trường bị ô nhiễm; sử dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp (IBM), hạn chế đến mức tối thiểu việc dùng thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại trên đồng ruộng

Tăng cường mối liên kết 4 nhà: nhà Nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông sản xuất và kinh doanh cà phê, trong đó Nhà nước giữ vai trò trung gian, là cầu nối xuyên suốt của mối liên kết.