Nhân ngày doanh nhân Việt Nam nghĩ về cái cúi đầu của ông chủ trạm xăng người Nhật

Những ngày gần đây, cộng đồng mạng gần như “phát sốt” với hình ảnh ông chủ trạm xăng người Nhật đội mưa hàng tiếng đồng hồ cúi đầu chào từng người khách vào đổ xăng. Theo đó là những lời tán dương về văn hóa doanh nghiệp Nhật với chất lượng đi đầu, khách hàng luôn được tôn trọng. Nhưng kỳ thực việc cúi đầu với khách hàng, hay sâu sắc hơn là đi sâu đi sát vào người tiêu dùng vốn không hề xa lạ tại Việt Nam.

Hệ thống trên 2.300 cửa hàng của Thế Giới Di Động đã làm

Thế Giới Di Động là một trong những doanh nghiệp quốc nội tiên phong trong việc đặt khách hàng làm nền tảng để phát triển kinh doanh. Lấy khách hàng là trung tâm, từ nhân viên bảo vệ cho đến nhân viên trong cửa hàng của Thế Giới Di Động luôn có thái độ niềm nở, cởi mở từ lúc đón đến lúc tiễn khách hàng ra về. Chỉ cần ngay khi bạn vừa dừng xe, nhân viên giữ xe của Thế Giới Di Động đã cúi người chào, một tay chạm vào ngực, ân cần đưa vé giữ xe cho khách bằng cả hai tay, sau đó mới dắt xe. Hay khi khách bước vào cửa, đều có nhân viên đứng trực để mở và cái chào cúi người đầy tôn trọng dành cho khách với một tay nắm để trên ngực, ân cần hỏi khách có nhu cầu gì rồi hướng dẫn cho khách. Quy tắc này không chỉ áp dụng tại chuỗi bán lẻ điện thoại Thế Giới Di Động mà còn đồng loạt triển khai cho cả Điện máy Xanh, Bách hóa Xanh, hay nhân viên giao hàng của trang thương mại điện tử Vuivui.com


Quy tắc tôn trọng khách hàng được Thế Giới Di Động áp dụng đồng loạt trên toàn hệ thống

Không chỉ những doanh nghiệp “khủng” như Thế Giới Di Động, gần đây nhất là thương hiệu mỹ phẩm Mediheal chính thức phân phối độc quyền tại Việt Nam, sự kiện họp báo thu hút đông đảo sự chú ý của cộng đồng làm đẹp trên cả nước với sự xuất hiện của Á hậu Huyền My – nhan sắc hiện đang đại diện Việt Nam tham gia Miss Grand International 2017. Trong ngày khai trương đầu tiên tại Showroom Hai Bà Trưng, do lượng khách hàng quá đông, để giúp các khách hàng nữ dễ dàng dựng xe, ông Vũ Song Hà, Tổng giám đốc Mediheal Việt Nam, cũng không nề hà hỗ trợ nhân viên dắt xe phụ khách; chị Cao Thúy Lan, Phó Tổng Giám đốc Mediheal Việt Nam, trực tiếp ra tận cửa chào khách với cử chỉ ân cần, lịch thiệp và tư vấn sản phẩm cho khách hàng.

Hoặc như ngay cả trong nông nghiệp – vốn là lĩnh vực truyền thống của nước ta, những năm gần đây cũng đã có nhiều thay đổi rất tích cực. Phân bón Đồng Phú, sản phẩm trực thuộc Tập đoàn Hùng Nhơn mặc dù xuất hiện trên thị trường chưa lâu, nhưng đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ bà con. Công ty thường xuyên tổ chức các sự kiện tại địa phương, có những hôm, theo chân anh Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT đã vén quần, xăn áo, lội sình lầy tới từng thửa, lắng nghe tâm tư, ý kiến của bà con nông dân, từng bước cải tiến sản phẩm để phù hợp cho từng loại cây trồng và được bà con nông dân tin tưởng sử dụng. Tập đoàn Hùng Nhơn được biết đến như ông lớn trong ngành chăn nuôi nước ta với hệ sinh thái sản phẩm đa dạng: trứng gà, thịt gà và phân bón (phân gà). Được biết, trong tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Hùng Nhơn, kết hợp cùng các đơn vị Bel Gà, De Heus và Koyo&Unitek thành công trong việc đưa lô thịt gà đầu tiên ở nước ta xuất khẩu sang thị trường Nhật. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng trong việc đổi mới ngành chăn nuôi của Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu gia cầm thời gian tới.


Ông Vũ Mạnh Hùng giao lưu chia sẻ với bà con nông dân Bình Thuận trong sự kiện tháng 9 vừa qua

Giải bài toán giá trị cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp

Trên thực tế, doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã ngày càng chú trọng đến chất lượng sản phẩm, trải nghiệm khách hàng và chế độ hậu mãi. Việc đặt khách hàng làm trung tâm, chủ động nâng cao dịch vụ được thực hiện ngày càng chỉn chu hơn từ một bạn nhân viên gửi xe đến cả chủ tịch hội đồng quản trị, phổ biến trong nhiều ngành hàng, lĩnh vực. 

Nhưng điều cần đặt ra là, tại sao chỉ cần hình ảnh ông chủ trạm xăng người Nhật cúi chào khách đã đủ dậy sóng cộng đồng mạng? Theo thống kê từ Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), tỉ lệ người dân mua hàng khiếu nại vẫn rất cao. Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm 2017, Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800-6838 đã ghi nhận 1.895 cuộc gọi đến, trong đó các tổng đài viên của Cục đã tiếp nhận và trả lời 1.032 cuộc gọi, chiếm 54,46%, trong đó khiếu nại nhất về vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, tập trung chủ yếu tại TP.HCM và Hà Nội. Điều này làm xói mòn niềm tin của người tiêu dùng với doanh nghiệp Việt. Theo đó, những doanh nghiệp kinh doanh chân chính, tôn trọng khách hàng cũng bị “vạ lây” và quên lãng trước bức ảnh cúi đầu chào của ông chủ trạm xăng người Nhật. Đây cũng chính là sự khắc nghiệt chốn thương trường, một vài ngôi sao sáng cũng không thể biến bức tranh toàn cảnh đẹp hơn khi thực tế vẫn còn nhiều khuất tất, bất tín trong kinh doanh.

Hình ảnh cúi đầu của ông chủ trạm xăng người Nhật sở dĩ dậy sóng, một lần nữa khẳng định khao khát được tôn trọng, được trải nghiệm mua sắm minh bạch, rõ ràng với các sản phẩm chất lượng của người tiêu dùng Việt. Thành công của Thế Giới Di Động, Hùng Nhơn, Mediheal Việt Nam… càng chứng minh, triết lý này phù hợp với văn hóa và bối cảnh kinh tế hiện tại ở nước ta. Doanh nghiệp Việt Nam có thể ứng dụng xu hướng này vào quản trị và vận hành kinh doanh, từ đó gặt hái thành công. Nhưng liệu doanh nghiệp nào sẽ theo đuổi được đến cùng hay lại tiếp tục “ăn xổi ở thì”, dao động khi đứng trước những món hời quá lớn có từ kinh doanh bất tín?