Đông Nam Á đã có mặt trong mạng lưới mua sắm trực tuyến

Thời gian vừa qua Đông Nam Á đang nhanh chóng trở thành khu vực dành cho những người mua sắm trực tuyến. Một minh chứng cụ thể là sự hiện diện của rất nhiều Ông lớn đang cạnh tranh khá khốc liệt tại sân chơi lĩnh vực thương mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á như: Alibaba, JD.com, Amazon…

Khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng lựa chọn phương thức mua sắm tiện nghi từ máy tính hoặc điện thoại di động, thì cuộc chiến giữa các nhà bán lẻ trực tuyến cũng tiếp tục gay cấn hơn khi những ông lớn không ngừng đẩy nhanh sự mở rộng của họ và nhiều người chơi mới tham gia vào cuộc chiến.

Mạng lưới trực tuyến khổng lồ Alibaba đã bắt đầu bước chân xâm nhập mạnh mẽ của mình. Bằng việc gia tăng số cổ phần từ 51% lên 83% tại Lazada – trang thương mại điện tử có trụ sở tại Đông Nam Á. Họ cũng đang thiết lập một trung tâm hậu cần quốc tế tại Malaysia vào cuối năm 2019, trung tâm sẽ hoạt động như một cơ quan thông quan, kho bãi và thực hiện các thủ tục hải quan cho Malaysia và các nước trong khu vực nhằm cung cấp các giải pháp cho xuất khẩu và nhập khẩu.


Ảnh minh họa về mua sắm trực tuyến

JD.com - đối thủ khốc liệt nhất của Alibaba trong thương mại điện tử Trung Quốc đang gia nhập vào khu vực qua Indonesia và Thái Lan. JD đang đàm phán để thực hiện một khoản đầu tư lớn vào Tokopedia, một trong những trang trực tuyến lớn nhất của Indonesia, và họ đã công bố sự mở rộng tại Thái Lan vào cuối năm nay.

Ông lớn Amazon của Mỹ cũng nhanh chóng gia nhập thị trường khi đã ra mắt tại Singapore hồi tháng trước và hiện nay họ đang làm chủ một kho chứa gần 100.000 feet vuông ở phía tây của đảo, trong khi đó, công ty khởi nghiệp có giá trị nhất ở Đông Nam Á - Sea, đang tập trung vào trang thương mại điện tử Shoppee của họ sau vòng vốn mới.

Cơ hội mới gặp thách thức mới

Không có gì ngạc nhiên khi cuộc chiến này ngày càng gay cấn, theo Regina Lim - Trưởng phòng Nghiên cứu Thị trường vốn khu vực Đông Nam Á của JLL. Không chỉ nhờ vào nhân khẩu học của khu vực có tầng lớp trung lưu ngày càng giàu có và am hiểu về công nghệ. Một báo cáo của Google và Temasek còn cho thấy sự phổ biến của internet tại Đông Nam Á đang tăng lên ở mức 124.000 người dùng mới mỗi ngày, trong khi ngành thương mại điện tử có thể tăng trưởng khoảng 32% mỗi năm để đạt 88 tỷ USD vào năm 2025.

Cuộc chiến thương mại điện tử đang bùng nổ chỉ là một tảng băng lớn trôi nổi trên mặt nước cho ngành bán lẻ trực tuyến ở Đông Nam Á, một khu vực rất đa dạng. Sẽ còn thử thách về phương thức thanh toán vì đa số người tiêu dùng trong khu vực vẫn ưu tiên dùng tiền mặt và nhận hàng trực tiếp hơn là giao dịch qua thẻ tín dụng và nhận hàng tại nhà. Bà Lim kỳ vọng sẽ thấy nhu cầu mạnh mẽ về các trung tâm thương mại cộng đồng ở Đông Nam Á trong vài năm tới với mô hình tiêu dùng này.

Mặc dù người tiêu dùng sẵn lòng mua sắm trực tuyến nhưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số vẫn là vấn đề đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là các thành phố lớn. Những trở ngại khác bao gồm các quy định và tệ quan liêu liên quan đến các yếu tố như hải quan và vận tải làm chậm các giao dịch qua biên giới.

Kỷ nguyên mới của sự hợp tác

Mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các quốc gia Đông Nam Á sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngày 08 tháng 08 năm 1967. Điều này mở ra một kỷ nguyên mới cho khu vực, nền kinh tế tập thể đang bùng nổ. Tăng trưởng của ASEAN 5 - Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam - dự kiến sẽ vượt hơn 5% trong thập kỷ tới. Khu vực này cũng sẵn sàng để hưởng lợi ích từ nhân khẩu học trẻ và sự gia tăng tầng lớp trung lưu ước tính sẽ tăng khoảng 70 triệu người, sẽ thúc đẩy nhu cầu và tiêu dùng.

Ngành sản xuất trong khu vực đã tăng trưởng ấn tượng, thu hút đầu tư từ Trung Quốc. "Sự mở rộng của công nghệ và những chiến dịch đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường bộ và đường sắt cao tốc sẽ thúc đẩy thương mại điện tử ở Đông Nam Á và theo đó là các ngành công nghiệp logistics,” bà Lim cho biết. "Các trung tâm logistics sẽ có mặt tại những bến cảng sôi nổi và có cộng đông dân cư lớn như Singapore, Indonesia và Thái Lan. Đây là một sự phát triển chưa từng có đối với chính phủ của các quốc gia Đông Nam Á vì họ đã tạo ra những động lực để khuyến khích sự tăng trưởng này."

Chính phủ Singapore đã cam kết chuyển đổi ngành công nghiệp và "đầu tư vào các cơ sở thế hệ mới" cũng như nghiên cứu về chuỗi cung ứng kỹ thuật số và hậu cần thương mại điện tử. Thái Lan đã đưa ra Kế hoạch tổng thể về hậu cần sản xuất 2017 - 2021 nhằm giảm chi phí hậu cần cho mọi ngành ít nhất 20% và tối ưu hóa quản lý chuỗi cung ứng ít nhất 10% vào năm 2021.

Bà Lim cho biết: "Đối với thương mại điện tử ở Đông Nam Á nói chung, ASEAN cần phải kết hợp chặt chẽ hơn để vượt qua những trở ngại về hậu cần thông thường cũng như các vấn đề thương mại thông qua việc thực hiện Chính sách Một cửa ASEAN.”

Và nếu các chính phủ có thể đưa ra đúng khuôn khổ thương mại, người tiêu dùng trên khắp Đông Nam Á sẽ hân hoan với sự gia tăng thương mại điện tử tại ngay tại nhà của họ.